Công nghệ nhận diện khuôn mặt trên máy chấm công hiện nay không phải là mới, trên thực tế thì từ khi công nghệ sinh trắc học phát triển bùng nổ và được áp dụng đại trà vào các thiết bị công nghệ thì công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng được phát triển theo. Tại bài viết “Những công nghệ xác thực trên máy chấm công” chúng ta đã biết rằng công nghệ này đã áp dụng cho cả máy chấm công. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này và các đặc điểm chính của nó.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt trên các thiết bị chấm công bằng khuôn mặt
Về khái niệm, công nghệ nhận dạng khuôn mặt là cách 1 ứng dụng máy tính dựa vào các đặc điểm trên khuôn mặt để so sánh, nhận dạng và định danh 1 đối tượng 1 cách tự động thông qua cơ sở dữ liệu khuôn mặt đã được lưu trữ từ trước.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện nay chia làm 2 hướng loại chính là hình học (geometric) và trắc quang (photometric). Ở phương pháp hình học thì nó nhận diện dựa trên các đặc điểm đặc trưng của khuôn mặt như mắt, mũi, gò má, miệng, cằm… còn phương pháp trắc quang lại là cách biến hình ảnh thành các giá trị và so sánh với giá trị mẫu. Các may cham cong khuon mat hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp hình học để nhận diện là chính.
Các thuật toán nhận dạng khuôn mặt phổ biến
Từ 2 hướng trên đã cho ra đời nhiều thuật toán nhận dạng khác nhau như: Principal Component Analysis (Phép phân tích thành phần chính), Linear Discriminate Analysis (Phân tích biệt tuyến tính), Elastic Bunch Graph Matching, Multilinear Subspace Learning… Những thuật toán này tra google sẽ có những giải thích rất tường tận.
Hiện nay có 2 xu hướng mới nổi lên được đánh giá là cải thiện được rất nhiều độ chính xác khi nhận diện khuôn mặt đó là “nhận dạng 3 chiều” và “phân tích kết cấu da” và được áp dụng trong các máy chấm công xác nhận khuôn mặt. Thậm chí có những đánh giá cho rằng máy chấm công vân tay hoặc thẻ từ sẽ là dĩ vãng nếu như 2 kỹ thuật này được hoàn thiện trong tương lai gần.
Về cơ bản kỹ thuật nhận dạng 3 chiều sử dụng các cảm biến 3D để nắm bắt và so sánh các đặc điểm của khuôn mặt như: đường viền hốc mắt, cằm, mũi… lợi thế của kỹ thuật này là nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và hoạt động rất tốt ở các góc nhìn nghiêng. Ở kỹ thuật phân tích kết cấu da thì nó sử dụng các chi tiết ảnh của da được chụp thông qua máy ảnh hoặc máy scan.
Mẫu máy chấm công khuôn mặt mới nhất
Tuy nhiên công nghệ nào cũng có ưu và nhược điểm của nó, và công nghệ nhận dạng khuôn mặt cũng tương tự như vậy. Ưu điểm chính của nó là không đòi hỏi sự hợp tác của đối tượng được xác nhận nên rất tiện lợi, các công nghệ khác như vân tay hay thẻ từ trong các máy chấm công thẻ từ đều không làm được như vậy. Tuy nhiên công nghệ này cũng có những hạn chế nhất định như: bị ảnh hưởng bởi ánh sáng, không thể nhận diện khi đeo kính mát, tóc dài hoặc 1 phần khuôn mặt bị che mất, ngay cả khi biểu hiện khuôn mặt khác nhau cũng làm cho công nghệ nhận diện này gặp khó khăn.
Hiện nay công nghệ nhận diện khuôn mặt được ứng dụng để lắp đặt tại các sân bay, khu chung cư và những nơi công cộng khác để nhận diện tội phạm, 1 số nước như Đức còn sử dụng nó để kiểm soát ra vào biên giới thông qua những dữ liệu khuôn mặt có được… Nhưng đó chỉ là ở nước ngoài, ở Việt Nam hiện tại công nghệ này chưa được ứng dụng phổ biến, nó chỉ xuất hiện lác đác trên các thiết bị an ninh hoặc máy chấm công mà thôi, trong tương lai không xa nếu có thêm những tiến bộ về mặt công nghệ nhận dạng thì có lẽ công nghệ này sẽ được phổ biến hơn.
Bài viết liên quan: